Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 – Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong kỷ nguyên 4.0

Ngày 17 Tháng 07, 2018


Phát biểu khai mạc và đề dẫn tại Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, việc khai thác đúng đắn và kịp thời những cơ hội của Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) là thách thức chung của các quốc gia, nhưng đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, thách thức đó càng lớn.  

CMCN 4.0 ở Việt Nam: Phát triển nhảy vọt hay tụt hậu ngày càng xa? 

“CMCN 4.0 mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu; tạo ra sự thay đổi lớn về mô hình kinh doanh bền vững hơn và cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; mang lại tiềm năng cho các nước đang phát triển có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hóa bằng cách đi tắt, đón đầu, phát triển nhảy vọt lên công nghệ cao hơn”, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho biết.

Tuy nhiên theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, nếu không có cách tiếp cận đúng và bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về công nghệ, tình trạng dư thừa lao động kỹ năng thấp và sự bất bình đẳng trong xã hội.

Bên cạnh đó, sự liên kết và gắn kết trong thời đại CMCN 4.0 dẫn tới vấn đề biên giới mềm, quyền lực mềm, vấn đề an ninh không gian mạng và an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao xuyên quốc gia, từ đó đòi hỏi cần có sự ứng phó chủ động và kiểm soát tốt để bảo đảm chủ quyền và an ninh cho người dân và đất nước.

Việt Nam đã làm gì để không “lỡ chuyến tàu” CMCN 4.0?

Theo thống kê, thời gian qua Việt Nam cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm đặt nền tảng cho việc ứng dụng thành công các công nghệ của CMCN 4.0. Trong 10 năm qua, nền kinh tế số Việt Nam đã phát triển không ngừng về cả nền tảng hạ tầng kết nối số lẫn thị trường kinh doanh. 

 

CMCN 4.0 ở Việt Nam: Phát triển nhảy vọt hay tụt hậu ngày càng xa?

Năm 2007, số người sử dụng Internet ở Việt Nam là 17,7 triệu người. Đến năm 2017, số người sử dụng Internet ở Việt Nam đã tăng lên mức 64 triệu, xấp xỉ 67% dân số. Việt Nam hiện xếp thứ 13 trong top 20 quốc gia có số dân sử dụng mạng Internet đông nhất thế giới. Các doanh nghiệp viễn thông, Internet ở Việt Nam đã phát triển liên tục và đạt mức doanh thu 6,1 tỷ USD, góp phần tạo ra hơn 851.000 việc làm cho xã hội.

Theo báo cáo đánh giá đánh giá mức độ sẵn sàng cho CMCN 4.0 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam xếp thứ 48/100 về Cấu trúc của nền sản xuất và thứ 53/100 về Các yếu tố dẫn dắt sản xuất. Đánh giá về mức độ sẵn sàng, Việt Nam mặc dù vẫn ở nhóm Sơ khởi nhưng khá gần với nhóm Tiềm năng cao.

Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu – GCI, luôn duy trì được sự tăng trưởng và đạt mức 55 trên 137 quốc gia vào năm 2017. Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu – GII liên tục tăng. Năm 2017, GII tăng 12 bậc so với năm 2016. Theo thông tin mới nhất do tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) vừa công bố vào ngày 10/7/2018 vừa qua, thì năm 2018, chỉ số GII tiếp tục tăng 02 bậc so với năm 2017, đứng ở vị trí 45/126 quốc gia và nền kinh tế được xếp hạng và là thứ hạng cao nhất Việt Nam đạt được đến hiện tại. 

Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 – Industry 4.0 Summit 2018 – với chủ đề “Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” do Chính phủ và Ban kinh tế Trung ương đồng chủ trì.

 

CMCN 4.0 ở Việt Nam: Phát triển nhảy vọt hay tụt hậu ngày càng xa?

Diễn đàn có sự tham dự của gần 2.000 đại biểu, gồm 11 đại sứ và đại diện các tổ chức quốc tế, hơn 50 chuyên gia hàng đầu khu vực và thế giới, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Trong khuôn khổ, Diễn đàn sẽ có 5 Hội thảo quốc tế theo chuyên đề và hoạt động triển lãm công nghệ 4.0 với sự tham gia của các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các nhà quản lý, chuyên gia và các doanh nghiệp hàng đầu trong nước và quốc tế. Schneider Electric hân hạnh là đơn vị đồng hành cùng sự kiện đồng thời cũng như sẽ giới thiệu nhóm giải pháp Ecostruxure trong khuôn khổ triển lãm. Trải nghiệm thực tế giải pháp EcoStruxure Building và trò chuyện cùng chuyên gia của Schneider Electric trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao & Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0.

CMCN 4.0 ở Việt Nam: Phát triển nhảy vọt hay tụt hậu ngày càng xa?

CMCN 4.0 ở Việt Nam: Phát triển nhảy vọt hay tụt hậu ngày càng xa?

 

CMCN 4.0 ở Việt Nam: Phát triển nhảy vọt hay tụt hậu ngày càng xa?

 

CMCN 4.0 ở Việt Nam: Phát triển nhảy vọt hay tụt hậu ngày càng xa?

 

CMCN 4.0 ở Việt Nam: Phát triển nhảy vọt hay tụt hậu ngày càng xa?