Ngành thực phẩm và giải khát đối mặt với thách thức lớn giữa ‘cuộc đua’ 4.0

Ngày 09 Tháng 04, 2021


Ngành thực phẩm và giải khát đối mặt với thách thức lớn giữa ‘cuộc đua’ 4.0

Đảm bảo tính liền mạch và chất lượng thành phẩm xuyên suốt quá trình sản xuất song song với việc tối ưu quá trình vận hành đã trở thành thách thức cho các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và giải khát (F&B).
Ba thách thức hàng đầu của các doanh nghiệp F&B

Gián đoạn trong việc cung cấp năng lượng là một trong những rủi ro lớn mà các doanh nghiệp F&B thường xuyên đối mặt. Những sự cố này, dù khách quan hay chủ quan, đều dẫn đến độ trễ nhất định trong chuỗi sản xuất, ảnh hưởng đến chất lượng, sụt giảm năng suất, lãng phí nguồn lực và nguyên vật liệu.

Chúng ta dễ dàng nhìn thấy quy trình cơ bản của một nhà máy F&B bắt đầu một quy trình khép kín, liền mạch và phụ thuộc rất nhiều vào nguồn điện sử dụng:

1. Khâu phân loại (picking): Gia tăng ứng dụng tự động hóa trong nhà máy đòi hỏi đảm bảo nguồn điện vận hành ổn định cho các thiết bị điều khiển. Đây là yêu cầu cần thiết để giúp doanh nghiệp hạn chế lãng phí và tăng năng suất đầu ra.

2. Công đoạn nhào trộn (mixing): Đòi hỏi sự kiểm soát chính xác để đảm bảo tính thống nhất về chất lượng đầu ra và đặc biệt, máy trộn thường được sắp xếp theo các chiều, hướng và tốc độ đảo khác nhau dẫn đến việc không đảm bảo nguồn điện sử dụng, ảnh hướng đến các thiết bị cảm biến sử dụng cùng một nguồn điện.

3. Quá trình tiệt trùng: Nhiệt độ ở giai đoạn này cần được kiểm soát chính xác đến từng độ và phụ thuộc vào mức độ ổn định liên tục của nguồn năng lượng để thực hiện các công đoạn vô trùng, nấu chín hay gia nhiệt. Bất kỳ sự cố năng lượng nào cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình sản xuất.

4. Quá trình đóng gói thành phẩm: Hệ thống băng chuyền tự động luôn cần tốc độ ổn định và tính chính xác, do đó chỉ một thay đổi nhỏ của dòng điện cũng có thể tác động đến các cảm biến, điều khiển dẫn đến ảnh hưởng vật lí sản phẩm và gây ra thời gian “chết” cho toàn bộ hệ thống.

Thách thức thứ hai của ngành F&B là kiểm soát nhiệt độ: Thực phẩm phải được chế biến và bảo quản trong một biên nhiệt độ phù hợp. Chỉ một biến động nhiệt cũng có thể tạo ra phản ứng dây chuyền, gây phát sinh chi phí, rủi ro an toàn thực phẩm, ảnh hưởng an toàn sức khoẻ cho người lao động hoặc năng suất sản xuất.

Ngoài ra, sự bùng nổ của cách mạng 4.0 còn thúc đẩy nhiều xu hướng tất yếu phát triển tin cậy và hiệu quả hơn. Với nhà máy thông minh, đó chính là xu hướng hội tụ IT (Công nghệ thông tin) và OT (Công nghệ vận hành) giúp quản lý, tổng hợp thông tin trong quá trình vận hành và chuẩn hóa quy trình sản xuất thông qua đám mây hoặc hệ thống server vật lý đặt tại nhà máy.

Giải pháp toàn diện đến từ Schneider Electric

Với kinh nghiệm dày dặn cùng công nghệ tối ưu, Schneider Electric đang sở hữu những giải pháp toàn diện hỗ trợ doanh nghiệp F&B xây dựng chuỗi sản xuất và các cấu phần liên quan hoạt động hiệu quả, thông minh và an toàn.

Để đảm bảo vận hành của nhà máy với nguồn điện ổn định và liên tục, Schneider Electric mang đến dòng sản phẩm bộ lưu điện 3 pha Galaxy V-Series cho các hệ thống sản xuất với nhu cầu năng lượng dao động từ 10 KW cho đến 4MW.

Dòng sản phẩm này được tích hợp các công nghệ mới nhất như E-conversion hoặc Biến tần 4 cấp mà Schneider được cấp bằng sáng chế, giúp duy trì độ ổn định và chất lượng điện năng gần như hoàn hảo (lên đến 99%) so với một bộ lưu điện chuyển đổi kép tiêu chuẩn. Với hiệu suất này, doanh nghiệp có thể tiết kiệm năng lượng tiêu hao, giảm tác động đến môi trường và giảm đáng kể TCO (Tổng chi phí sở hữu).

Bên cạnh đó, Schneider Electric còn cung cấp các giải pháp làm lạnh và máy lạnh hiệu suất cao phù hợp với nhiều quy trình công nghiệp. Các tùy chọn làm mát tự động, bộ truyền động và các công nghệ song song trên máy nén giúp sản phẩm của Schneider Electric luôn vượt trội về hiệu suất tối ưu năng lượng khi sử dụng. Các sản phẩm này còn sở hữu thời gian hoạt động xuyên suốt liền mạch thông qua quy trình khởi động lại nhanh chóng và tuỳ chọn cấp nguồn kép. Schneider Electric cũng kiểm tra và tối ưu thiết bị điều khiển một cách chính xác để khi đưa vào sử dụng tại nhà máy, mọi thứ có thể vận hành trơn tru, nhịp nhàng dễ dàng.

Song song, để đáp ứng nhu cầu hội tụ IT-OT cốt lõi của nhà máy thông minh, Schneider Electric đã triển khai nền tảng EcoStruxure IT mà trọng tâm là các tiểu trung tâm dữ liệu (Micro Data Center) tích hợp đầy đủ một môi trường điện toán biên bao gồm giá đỡ, UPS, thanh phân phối nguồn, hệ thống làm mát, cảm biến, phần mềm quản lý. Trọng tâm thứ hai chính là EcoStruxure IT Expert, hay giải pháp quản lý cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu (DCIM) thế hệ mới hoạt động trên nền tảng đám mây. Giải pháp này giúp đơn giản hóa việc quản lý hạ tầng CNTT phân tán cho phép giám sát cơ sở hạ tầng từ xa, tối ưu hóa vận hành, tăng hiệu suất hoạt động dựa trên các phân tích thời gian thực và những quyết định được đề xuất một cách thông minh.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty Cổ phần Tập đoàn Song Nam

Tel: +84 24 7301 1968

VPĐD: Số 46, LK6A – C17, KĐT Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội, VN

Email: [email protected]